Spread the love

Chiến thắng Xương Giang là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng Xương Giang là trận cuối cùng kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh xâm lược, hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ giải phóng đất nước của quân dân ta dưới sự chỉ huy tài giỏi của Lê Lợi – Nguyễn Trãi và các tướng lĩnh cùng sự chiến đấu dũng cảm của quân dân ta.

Được sự quan tâm của Nhà nước, tỉnh ủy, UBND tỉnh thành phố và các sở ban ngành, Quy hoạch chi tiết Khu DTLS thành Xương Giang đó được UBND thành phố Bắc Giang phê duyệt bằng quyết định số 467/QĐ – UBND ngày 28 tháng 11 năm 2007 và cho lập Dự án ĐTXD.

Ngày 04/10/2010 UBND tỉnh Bắc Giang đã có quyết định số 1593/QĐ-UBND phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị khu Di tích lịch sử chiến thắng Xương Giang tỉnh Bắc Giang sau khi có sự thỏa thuận của Bộ văn hóa thể thao và du lịch (văn bản số 2865/BVHTTDL-DSVH ngày 18/8/2010)

Do việc một số hố đào khảo cổ trong quá trình lập hồ sơ công nhận xếp hạng di tích quốc gia cần được bảo tồn, tôn tạo theo Luật di sản văn hóa; trong quá trình thỏa thuận dự án đầu tư, Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch có ý kiến không xây dựng khu đền thờ mà cần kết hợp việc tưởng niệm các Nghĩa sỹ đã hy sinh trong trận chiến thắng Xương Giang vơi việc trưng bày tại nội thất của Biểu tượng chiến thắng Xương Giang tại văn bản số 2865/BVHTTDL-DSVH ngày 18/8/2010; đồng thời để giảm kinh phí đầu tư thực hiện dự án và tạo một phần quỹ đất dự trữ phát triển theo chỉ đạo của Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang tại cuộc họp ngày 26/5/2011 và nội dung Công văn số 1275/UBND-XD ngày 10/6/2011 về điều chỉnh quy hoạch và Dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử chiến thắng Xương Giang làm cơ sở cho việc quản lý quy hoạch và điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình.

phoi-canh-tong-the

Phạm vi ranh giới, địa điểm và quy mô điều chỉnh:
– Phạm vi:

  • Phía Tây Bắc giáp đường Quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn
  • Phía Đông Bắc giáp cụm Công nghiệp Xương Giang II
  • Phía Tây Nam giáp đường Giáp Hải
  • Phía Đông Nam giáp đường Hoàng Văn Thụ nối dài.

– Địa điểm: xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang.

– Quy mô điều chỉnh: 12,5 ha.

  1. Quan điểm tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc:

– Các không gian được phân loại một cách rõ ràng giữa các không gian tĩnh và các không gian động, các không gian đóng và không gian mở, các không gian linh thiêng với các không gian vui chơi nghỉ ngơi thư giãn, các không gian cũ và không gian mới nhưng vẫn được liên kết với nhau thành một thể thống nhất.

– Không gian được tạo lập mang tính dẫn dắt từ các trục không gian.

– Bố trí các công trình trọng điểm ở các vị trí thích hợp sao cho từ bên ngoài nhìn vào đều có những điểm nhìn đẹp và từ trong nhìn ra cũng có cảnh quan đẹp.

– Cây xanh được bố trí thành các mảng và mang tính liên thông từ khu bảo vệ di tích sang khu ở và từ khu ở này sang khu ở khác.

  1. Thiết kế đô thị:
  • Biểu tượng chiến thắng Xương Giang:

Được xây dựng ở Trung tâm lễ hội. Hàng năm sẽ tổ chức lễ hội ở sân lễ hội trước đài chiến thắng để kỷ niệm chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Đây là công trình lớn, đẹp và hoành tráng. Phần đế có mặt bằng hình vuông làm nhà đa năng. Kiến trúc mô phỏng thành xưa của nhà Minh. Phần trên là thành kiếm Thuận Thiên.

Toàn bộ công trình cao 45m. Là điểm nhấn quan trọng nhất trong khu di tích.

Giếng được nạo vét, mặt nền xung quanh được lát đá để du khách tới tham quan, trên gắn bia công nhận di tích.

Được nạo vét, kè hai bờ, trên mặt kè xây đá hộc tự nhiên. Trên phủ đất màu trồng cỏ, trồng cây bóng mát để bảo vệ cho nhân dân tham quan và không cho nước bẩn chảy vào. Khe nước cổ và vườn cây hai bên sẽ là một vườn xanh đẹp.

  • Đoạn thành cổ: Được tôn tạo, xung quanh là bãi cỏ xanh cần có bia giới thiệu để du khách hiểu được phần nào về thành Xương Giang xưa.
  • Hố đào khảo cổ 2:

Xây dựng nhà kính theo phong cách kiến trúc dân tộc chùm lên hố đào 2 để bảo vệ các di vật và phục vụ khách tham quan.

  • Các bia đánh dấu các di tích:

Đó là các bia cho các cổng thành, Khe nước cổ, Giếng cổ, hố đào 2 và khu trung tâm Đồi Ngô. Bia được làm bằng đá thay cho các bia bằng gạch tạm hiện nay. Các bia sẽ ghi lại lý lịch các di tích.

  • Hào thành:

Hào thành được khôi phục lại ở khu vực phía Nam và Đông thành. Đây là tuyến mặt nước kết hợp với các khoảng xanh tạo một không gian mở, mang tính liên thông cho cả khu vực.

Hào thành được nạo vét, kè bằng đá hộc, trên mặt kè xây đá hộc phủ đất trồng cỏ tạo vẻ đẹp tự nhiên.

  • Sân lễ hội:

Sân lễ hội được xây dựng với diện tích 12.000 m2. Xung quanh có đường dạo bao quanh, phía trước lễ đài và đường dạo được lát đá granit. Sân lễ hội trồng cỏ. Đường phân chia các ô cỏ lát đá granit.

  • Nhà biểu diễn và trưng bày nghệ thuật:

Nằm ở phía Tây trục hành lễ. Tại đây có thể tổ chức và trưng bày các tác phẩm nghệ thuật trong nhà và ngoài trời: tranh ảnh, điêu khắc, sáng tác về đề tài chiến thắng Xương Giang hàng năm; biểu diễn ca múa, nhạc kịch, chiếu phim, nói chuyện chuyên đề trong nhà đồng thời cũng có thể biểu diễn hát quan họ ngoài trời.

Công trình mang hình dáng kiến trúc dân tộc truyền thống. Giữa sân khấu ngoài trời và khán đài bố trí bể nước hình bán nguyệt. Công trình kết thúc trục không gian của Khe nước cổ.

  • Cổng chính:

Cổng vào khu công viên văn hóa lịch sử ở phía bắc được xây dựng theo kiến trúc truyền thống với tứ trụ chia thành ba lối vào.

  • Cổng phụ:

Có hai cổng phụ ở phía Đông và phía Tây khu công viên văn hóa lịch sử. Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc truyền thống.

  • Các hiện vật trưng bày ngoài trời: Bao gồm các chiến cụ của nghĩa quân Lam Sơn sử dụng trong việc công phá thành Xương Giang. Súng thần cơ, cầu, thang di động, xe phóng hỏa…Đó là những chiến cụ được ghi trong Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo truyền lại. Ngoài ra còn có các phù điêu mô tả trận đánh, tượng các tướng lĩnh và nghĩa quân…Phù điêu, tượng và các chiến cụ được trưng bày trên các thảm cỏ xanh xung quanh sân lễ hội và hai bên Đài chiến thắng sẽ mang lại không khí hào hùng chiến thắng Xương Giang.
  • Hào thành:

Hào thành được khôi phục tạo ra đường ranh giới phân biệt trong thành và ngoài thành. Đây là tuyến mặt nước kết hợp với khoảng cây xanh cùng với Khe nước cổ tạo ra không gian mở mang tính liên thông cho cả khu Di tích.

Việc khôi phục lại các cổng thành, một đoạn tường thành và hào thành sẽ cho du khách hình dung được phần nào hình ảnh của thành Xương Giang xưa

  • Các công trình khác:

Nhà ở các công trình công cộng được xây dựng theo kiến trúc truyền thống. Các chỉ tiêu về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao xây dựng và diện tích khống chế được quy định trong bảng sử dụng đất.

Để đảm bảo cảnh quan chung, yêu cầu hình thức kiến trúc theo lối truyền thống mái dốc. Chiều cao không quá ba tầng. Nhà ở mới khống chế chiều cao tầng 1 là 3,6m.

Hình khối, màu sắc, ánh sáng hài hòa với cảnh quan xung quanh: màu sắc không quá sặc sỡ, hình khối không quá phức tạp gây phản cảm.

  • Cây xanh:

Cây bóng mát chọn những loại cây đặc trưng của miền Bắc Việt Nam. Hai bên đường hành lễ là hai hàng xoài hoặc muỗm. Khuôn viên trong công viên văn hóa lịch sử trồng các loại cây mang tính truyền thống linh thiêng có hương thơm như Đa, Đề, Si, Đại, Ngọc lan…Cây bụi có hoa và lá màu dáng thế đẹp phối kết với nhau tạo thành những tiểu cảnh đẹp trong khuôn Viên. 04-sz-nho-ktcq-xuong-giang-model